Bọc răng sứ bị đau: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Bọc răng sứ là giải pháp nha khoa giúp chúng ta cải thiện các tình trạng răng sâu, răng không đều, ố vàng,… hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều khách hàng sau khi thực hiện phương pháp bọc răng sứ bị đau nhức, ê buốt gây khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt.  Vậy đâu là nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị đau? Phương pháp điều trị hiệu quả tại nha khoa AVA Dental là gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây để được giải đáp thắc mắc. 

Nguyên nhân dẫn đến bọc răng sứ bị đau nhức, ê buốt?

Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình nha khoa đang được ưa chuộng hiện nay. Quá trình thực hiện bọc răng sứ diễn ra nhanh chóng để mang lại nụ cười tự tin, duyên dáng cho các bệnh nhân.

Song, nhiều người cảm thấy bị ê buốt, đau nhức sau khi tiến hành bọc sứ sau một thời gian. Bọc răng sứ bị đau nguyên nhân do đâu? Cùng mình tìm hiểu nhé.    

bọc răng sứ bị đau
Nguyên nhân khiên bọc răng sứ bị đau mà khách hàng cần biết.

Răng yếu và cơ địa nhạy cảm

Nhiều bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm và nền răng yếu, khi tiến hành bọc răng sứ sẽ dẫn tới tình trạng bị ê buốt, đau nhức kéo dài vài tuần. Đây là trường hợp khá phổ biến ở nhiều khách hàng bọc răng sứ. Nhưng sau đó, răng sẽ tự thích ứng và cảm giác ê buốt, đau nhức chân răng sẽ giảm dần.     

Viêm tủy nhưng không được điều trị

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng răng bọc sứ bị đau là viêm tủy nhưng không được điều trị triệt để. Điều này dẫn tới đau nhức kéo dài, gây khó chịu, suy nhược cơ thể cho người bệnh. 

Bác sĩ Hoàng giải thích: 

Khi bệnh nhân bị viêm tủy mà không được phát hiện hay chữa trị trước khi bọc răng sứ sẽ khiến vết tủy bị hoại tử, tác động lên dây thần kinh, gây đau buốt dữ dội cho người bệnh, thậm chí  phải nhổ bỏ răng”.  

Chưa điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng

Bọc răng sứ bị đau có thể do một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Các trường hợp này nếu không được điều trị triệt để trước khi tiến hành bọc sứ thì sẽ khiến vi khuẩn tấn công mạnh vào tủy răng, gây nhiễm trùng, viêm tủy, áp xe răng. 

Bác sĩ Hoàng chia sẻ thêm: 

Khi bệnh nhân đến thăm khám tại bệnh viện AVA Dental của chúng tôi, các bạn được kiểm tra xác định có mắc bệnh lý răng miệng hay không, sau đó được điều trị dứt điểm rồi mới tiến hành bọc răng sứ. Như vậy sẽ giúp tăng tuổi thọ răng sứ và giữ lại được răng thật”. 

Bác sĩ phục hình sai kỹ thuật

Nếu chuyên môn và tay nghề phục hình nha khoa của bác sĩ kém có thể xảy ra một số sai sót như mài quá nhiều men răng, lắp răng lệch khớp cắn sẽ dẫn tới tình trạng răng bị chèn ép, gây đau nhức, ê buốt kéo dài. Đây là nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị đau ngoài ý muốn bệnh nhân, các bác sĩ cần lưu ý và tránh mắc phải.  

Chế độ ăn uống không phù hợp

Nhiều khách hàng sau khi bọc răng sứ quên mất một số lưu ý về chế độ ăn uống, ăn nhiều đồ dai, cứng hoặc nóng, lạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị đau

Bác sĩ Hoàng khuyến cáo: 

Bệnh nhân sau khi tiến hành bọc răng sứ nên tuân theo những quy định, chế độ ăn kiêng mà bác sĩ đưa ra để hạn chế tình trạng răng bị đau. Ngoài ra cũng cần chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng, không tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại tấn công răng sứ, gây ê buốt, đau nhức”.  

Bọc răng sứ bị đau nhức phải làm gì? 

Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị đau ta cần tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng trên. Hiện tượng bị đau răng sau khi bọc sứ trong 1- 3 ngày là bình thường. Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp dễ dàng thực hiện tại nhà như sau: 

  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng: Nước muối có tính năng kháng khuẩn cao giúp loại bỏ vi khuẩn, các chất nhờn bám quanh răng. Bạn có thể sử dụng súc miệng hằng ngày bằng các pha loãng 2 thìa muối tinh vào nước ấm và sử dụng đến khi tình trạng đau nhức được cải thiện. 
  • Chườm đá lạnh: Đây cũng là một biện pháp giảm đau tạm thời khi bọc răng sứ bị đau. Người bệnh có thể quấn một lớp khăn mềm quanh viên đá rồi chườm nhẹ lên chỗ răng bị đau. Tuy nhiên, lưu ý không chườm trực tiếp đá lạnh lên chân răng, như vậy khiến tình trạng răng đau trầm trọng hơn. 
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau hay được khuyên dùng như Ibuprofen, Acetaminophen,… có thể giúp cải thiện răng bị đau nhức, ê buốt. Song, người bệnh nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều dùng và cách dùng, tránh sử dụng quá liều sẽ gây nhờn thuốc. 
  • Dùng hàm bảo vệ răng: Thói quen nghiến răng có thể khiến răng bọc sứ bị đau, do đó bệnh nhân nên sử dụng hàm bảo vệ để tránh các răng va chạm với nhau. 

Bác sĩ Hoàng chia sẻ:  

Phía trên là một vài giải pháp mà người bệnh có thể thực hiện để giảm thiểu tình trạng răng bọc sứ bị đau nhức của mình. Tuy nhiên nếu tình trạng trên kéo dài và trầm trọng hơn, mọi người nên tới bệnh viện Nha khoa AVA Dental để được chúng tôi thăm khám và điều trị kịp thời”.

Điều trị bọc răng sứ bị đau tại nha khoa AVA Dental

Như đã đề cập ở trên, bọc răng sứ bị đau có thể do một vài nguyên nhân và đã có những liệu pháp làm dịu cơn đau tại nhà. Tuy nhiên, với những trường hợp khách hàng bị đau buốt kéo dài, nghiêm trọng, các bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị nhanh chóng.  

Sau khi đã điều trị, các bác sĩ tại bệnh viện sẽ hướng dẫn bệnh nhân lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh răng miệng của mình đúng cách tại nhà, để từ đó giảm thiểu tối đa và dứt điểm tình trạng bọc răng sứ bị đau. 

Bác sĩ Hoàng nói thêm: 

“Bệnh nhân nên lựa chọn nha khoa bọc răng sứ uy tín, chất lượng để đảm bảo sức khỏe và thẩm mỹ cao cho bản thân. Bệnh viện Nha khoa AVA Dental chúng tôi với đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến, chất lượng răng hàng đầu quốc tế chắc chắn đem lại cho các bạn trải nghiệm tốt nhất”. 

Qua bài viết trên, AVA Dental cùng bác sĩ Hoàng đã giải đáp được những thắc mắc của mọi người về tình trạng bọc răng sứ bị đau và một số phương pháp khắc phục. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc hay ý kiến gì về làm răng thẩm mỹ và quá trình bọc răng sứ, hãy liên hệ với chúng tôi để được thăm khám và tư vấn hỗ trợ. 

Hướng dẫn liên quan: Viện Công Nghệ Nha Khoa Thẩm Mỹ AVA

    Để lại tình trạng răng, bác sĩ sẽ tư vấn miễn phí cho bạn!

    *Lựa chọn tình trạng răng

    Thay răng củ đổi răng mới

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hãy Gọi Cho Tôi