Răng số 7 nằm trong danh sách những chiếc răng hàm quan trọng có chức năng nhai nghiền thức ăn đồng thời giữ sự cân đối cho cung hàm. Nếu chiếc răng này gặp bất kỳ vấn đề nào thì phương pháp ưu tiên nhất vẫn là điều trị bảo tồn răng thật. Tuy nhiên, một số ít trường hợp vẫn bắt buộc phải nhổ và cần lựa chọn phương pháp điều trị nha khoa sao cho tối ưu nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cùng mình và AVA Dental đi tìm hiểu nhé.
Răng số 7 là gì trong hệ thống đánh số răng của con người?
Người trưởng thành có trung bình 28 chiếc răng vĩnh viễn và sau đó sẽ mọc 4 chiếc răng khôn để tổng hàm răng có đầy đủ 32 chiếc. Răng số 7 là răng hàm cối lớn thứ 2 nằm ở giữa răng khôn và răng số 6. Nó có điểm đặc biệt là chiếc răng ở hàm dưới chỉ có 2 chân trong khi răng hàm trên có ba chân. Đây là những chiếc răng có vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai của cung hàm.
Răng số 7 mọc lên gần như sau cùng ở giai đoạn thay răng sữa thành răng vĩnh viễn và chiếc răng này chỉ mọc một lần duy nhất trong đời. Nếu răng số 7 bị gãy thì cũng không thể mọc lại mà cần can thiệp bằng các thủ thuật nha khoa.
Răng số 7 thường xuất hiện ở tuổi bao nhiêu?
Để hoàn thành chức năng nhai nghiền thức ăn, răng số 7 thường xuất hiện ở độ tuổi 12 – 13 tuỳ cơ địa từng người. Trẻ em đến độ tuổi thay hết răng sữa sẽ bắt đầu mọc răng số 7. Mỗi người sẽ có 4 chiếc răng số 7 bao gồm hai răng hàm trên và hai răng hàm dưới.
Bác sĩ Minh Hoàng – chuyên gia răng hàm mặt tại Nha khoa AVA Dental chia sẻ:
“Những chiếc răng số 7 này chỉ mọc duy nhất một lần và chắc chắn không mọc lại nếu chẳng may răng bị mất. Vì vậy, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng thật kỹ để giữ gìn răng hàm số 7 không bị sâu hay hư hỏng tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.”
Có những vấn đề nha khoa thường gặp liên quan đến răng số 7?
Răng số 7 là chiếc răng tham gia nhiều nhất vào quá trình nhai nghiền thức ăn. Răng thường xuyên tiếp xúc với thức ăn và dễ bị dính mảng bám hay các thức ăn thừa tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
Vì vậy, răng nếu không được vệ sinh kỹ sẽ dễ gặp những vấn đề nha khoa phải kể đến như sâu răng, viêm tuỷ, viêm lợi, tụt lợi chân răng …
Một số rủi ro lớn bạn sẽ gặp phải khi răng số 7 hư hỏng và phải nhổ bỏ như sau:
- Chức năng nhai bị suy giảm nghiêm trọng.
- Các răng trên cung hàm dễ bị xô lệch.
- Nguy cơ mắc bệnh tiêu xương ổ răng cao.
- Mất sự nâng đỡ hàm dẫn đến nguy cơ biến dạng khuôn mặt, da lão hóa nhanh.
Cách chăm sóc và vệ sinh răng số 7 như thế nào?
Răng số 7 cần được chăm sóc và bảo vệ đúng cách tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Những vấn đề khi chăm sóc răng bạn cần chú ý như sau:
- Đánh răng 2 lần/ngày bằng kem đánh răng phù hợp với chất răng.
- Súc miệng nước muối hoặc dung dịch nước súc miệng chuyên dụng hàng ngày.
- Lấy cao răng định kỳ tránh mảng bám lâu ngày ảnh hưởng đến chất lượng răng.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng tránh làm răng bị vỡ, mẻ.
- Đến phòng khám nha khoa ngay khi thấy răng số 7 có dấu hiệu sâu hay vỡ răng.
Răng số 7 bị mất, có phương pháp trồng răng nào để thay thế?
Răng số 7 khi bị hư cần can thiệp biện pháp nha khoa ngay tránh tình trạng để lâu khiến răng hư hỏng không thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn răng. Các phương pháp điều trị khi bị hư răng hoặc mất răng số 7 như sau:
Implant nha khoa
Trồng răng Implant là phương pháp nha khoa tối ưu nhất để giải quyết tình trạng răng số 7 bị hỏng. Cấu trúc của răng Implant gần giống răng thật với phần trụ răng cắm sâu vào ổ xương răng đảm bảo độ cứng thay thế răng đã mất. Ngoài ra, răng Implant có ưu điểm là có thể đứng độc lập và không gây ảnh hưởng đến những răng khác.
Cầu răng
Cầu răng sứ là phương dùng cầu sứ để nối thân răng sứ với nhau. Đây là phương pháp được sử dụng khá nhiều khi cần điều trị trong trường hợp răng số 7 bị mất.
Dẫn lời bác sĩ Minh Hoàng chia sẻ:
“Trường hợp răng sứ của bạn bị mất tôi sẽ gắn 2 mão răng sứ cho 2 răng bên cạnh để nối 3 thân răng sứ với nhau và nâng đỡ trụ răng. Chiếc răng giữa 2 mão sứ này sẽ thay thế cho chiếc răng số 7 đã mất. Tuy nhiên, để làm được điều này răng số 8 của bạn cần mọc rồi và 2 răng số 6, số 8 đều đảm bảo còn khoẻ mạnh.”
Răng giả gắn lên một khung hàm
Những chiếc răng sứ giả gắn vào nền hàm và lắp ở vị trí răng số 7 của bệnh nhân là một trong những cách có thể thử để khắc phục tình trạng răng số 7 hư hỏng. Hiện nay, phương pháp răng giả gắn lên một khung hàm có 2 loại là hàm giả nền nhựa và hàm giả trên nền khung. Tùy theo nhu cầu và tình trạng răng miệng mà bạn có thể cân nhắc loại răng phù hợp nhất.
Răng giả tháo lắp
Trồng răng số 7 bằng phương pháp tháo lắp cũng là một gợi ý được sử dụng nhiều trong nha khoa hiện nay. Răng giả tháo lắp có ưu điểm là cấu tạo đơn giản và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, sử dụng răng giả tháo lắp chỉ sử dụng trong một số trường hợp nhất định theo chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian đầu sử dụng răng giả tháo lắp thường bạn sẽ cảm thấy vướng víu và khó chịu.
Ngoài ra, sức nhai của răng giả cũng kém hơn khá nhiều so với răng thật. Nếu không được vệ sinh kỹ, răng giả có thể bị hôi hay hư hỏng dẫn đến tình trạng hôi miệng khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Răng số 7 có vai trò gì trong quá trình nhai và hàm răng?
Răng số 7 kết hợp cùng răng số 6 là “bộ đôi” quan trọng thực hiện nhiệm vụ nhai, nghiền thức ăn. Nhờ hai chiếc răng này mà thức ăn được trộn nhuyễn cùng enzyme do nước bọt tiết ra để xuống dạ dày được tiêu hoá tốt hơn. Trong đó, chức năng nhai của răng số 7 được đánh giá cao nhất trong tất cả các răng còn lại.
Răng số 7 có những đặc điểm cụ thể so với các răng khác?
Răng số 7 là một trong những chiếc răng quan trọng trong cung hàm. Chiếc răng này có kích thước lớn và cấu trúc cũng phức tạp hơn hẳn so với những chiếc răng khác. Nhờ sự chắc chắn và cấu tạo đặc biệt, răng số 7 đóng vai trò chính trong chức năng nhai nghiền thức ăn.
Bác sĩ Minh Hoàng chia sẻ thêm:
“Răng số 7 hàm trên của mỗi người đều có 3 chân và hàm dưới có 2 chân. Trong đó, mỗi răng sẽ thường có 3 ống tủy. Tôi đã gặp một số trường hợp khách hàng có cấu tạo răng số 7 phức tạp với nhiều chân răng hơn.
Điều này dẫn đến việc điều trị răng số 7 cần nhiều sự cẩn trọng để tránh tổn thương đến các dây thần kinh xung quanh”.
Nhổ răng số 7 là trường hợp không được khuyến khích trong nha khoa. Trường hợp nhổ răng chỉ nên thực hiện trong trường hợp cấu trúc răng đã bị phá bỏ hoàn toàn hoặc răng chết tủy. Để biết chính xác nhất về phương pháp can thiệp nha khoa ít xâm lấn, mời bạn liên hệ với AVA Dental và nhận tư vấn chi tiết nhất từ chúng tôi.
Hướng dẫn liên quan: Viện Công Nghệ Nha Khoa Thẩm Mỹ AVA