Răng khôn là răng số 8 mọc trễ có thể mang lại nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Nhổ răng khôn là giải pháp đáng thử để ngăn ngừa những biến chứng do những chiếc răng mọc muộn này mang lại.
Vậy nhổ răng này có nguy hiểm không và cần lưu ý gì? Mời bạn đọc cùng AVA Dental tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về răng khôn
Răng khôn là chiếc răng mọc ở trong cùng của hàm trên và hàm dưới. Loại răng này thường bắt đầu mọc ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi hoặc muộn hơn tuỳ từng người.
Răng khôn là gì?
Răng khôn mọc ở sát vách bên trong cùng của hàm răng nên rất dễ gặp phải tình trạng mọc lệch, mọc ngược. Mỗi người có thể có tối đa 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ 4 răng khôn, có người có thể chỉ có 2 hoặc không có răng khôn nào.
Tác dụng của răng khôn
Răng khôn là những răng mọc cuối cùng của hàm răng, thường không có nhiều tác dụng về chức năng nhai hay thẩm mỹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng khôn có thể được sử dụng như răng thật để thay thế răng mất, làm trụ cầu răng hoặc hỗ trợ ăn nhai nếu mọc thẳng và không gây biến chứng.
Theo các chuyên gia, răng khôn chỉ nên giữ lại nếu chúng không gây ra các vấn đề như viêm nhiễm, sâu răng, mọc lệch, mọc ngầm. Nếu răng khôn gây ra những phiền toái và đau đớn, bạn nên nhổ bỏ chúng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Có nên nhổ răng khôn không?
Nếu răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí, không gây đau nhức, sâu răng, viêm nướu hoặc ảnh hưởng đến các răng lân cận thì bạn có thể giữ lại răng khôn và chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Tuy nhiên, trong trường hợp nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc, gây trở ngại vệ sinh, nhiễm trùng, đau đớn hoặc phá hủy xương hàm thì bạn nên nhổ bỏ để bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh những biến chứng nguy hiểm.
Về vấn đề có nên nhổ răng khôn hay không cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để đánh giá tình trạng của răng khôn trước khi quyết định. Bác sĩ nha khoa có thể thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang để xem răng khôn của bạn có gây ra vấn đề gì hay không và cần xử lý như thế nào hợp lý.
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Răng khôn khi nhổ có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, viêm xương ổ răng…Tuy nhiên, những biến chứng này thường phụ thuộc vào cơ địa của từng người, tình trạng của răng khôn và kỹ thuật nhổ của bác sĩ.
Nếu bạn nhổ răng khôn tại một cơ sở y tế uy tín với tay nghề cao của bác sĩ và tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau nhổ thì nhổ răng khôn hoàn toàn không gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của bạn.
Bác sĩ Phạm Minh Hoàng – Bác sĩ nha khoa tại Nha khoa quốc tế AVA Dental chia sẻ:
“Răng khôn là chiếc răng đa số thường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Nếu răng mọc không đúng cách rất dễ dẫn đến nhiễm trùng lợi, viêm nha chu hay huỷ hoại xương hàm, ảnh hưởng đến chức năng nhai. Nhổ răng khôn sẽ không gây nguy hiểm nếu bạn chọn được địa chỉ nha khoa đáng tin cậy với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao kết hợp cùng thiết bị, máy móc hỗ trợ hiện đại.”
Khi nào nên nhổ răng khôn
Khi nào nên tiến hành nhổ răng còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Các trường hợp nên hay không nên nhổ răng như sau:
Trường hợp nào răng khôn nên nhổ
Răng khôn nên nhổ nếu gặp phải trường hợp như:
- Răng khôn bị sâu, viêm tủy hoặc có nguy cơ gây sâu răng kế cận.
- Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc gây đau nhức, sưng nướu, nhiễm trùng hoặc phá hủy xương hàm.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng thường xuyên bị mắc kẹt thức ăn, khó vệ sinh, gây hôi miệng, viêm nướu.
- Răng khôn bị lợi trùm, viêm quanh thân răng gây đau nhức, nhiễm trùng hoặc tạo thành túi nang.
- Răng khôn cần nhổ trước khi chỉnh nha (niềng răng) để tránh những biến chứng khi làm thẳng các răng khác.
>>> 9 BỆNH VỀ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP HIỆN NAY
Trường hợp nào răng khôn không nên nhổ
Ngoài các trường hợp nên nhổ răng khôn, có một số trường hợp cần cân nhắc kỹ khi nhổ như sau:
- Răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí, khớp với răng đối diện không gây biến chứng.
- Người mọc răng khôn đang có thai hoặc cho con bú.
- Người mọc răng khôn mắc một số bệnh lý mãn tính nên cân nhắc kỹ trước khi nhổ răng khôn để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Các bước nhổ răng khôn đúng cách
Nhổ răng khôn là một trong những phương pháp điều trị nha khoa phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này giúp người mọc răng khôn tránh những phiền toái và đau đớn do chiếc răng này mang lại. Cụ thể các bước nhổ răng sẽ như sau:
Bước 1: Thăm khám răng
Đây là bước quan trọng nhất để đánh giá tình trạng của răng khôn, vị trí, kích thước, hướng mọc và mối liên quan với các cấu trúc xung quanh. Bạn cũng cần khai báo rõ tình trạng sức khỏe và làm các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả khám và chụp X-quang để quyết định có nên nhổ răng hay không và nếu nhổ thì nhổ như thế nào.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Trước khi nhổ răng, bạn cần vệ sinh răng miệng thật kỹ bằng cách đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý. Bước này cần thực hiện kỹ để đảm bảo yếu tố vô trùng khi nhổ răng.
Bước 3: Gây tê tại chỗ
Bác sĩ sẽ gây tê vùng cần nhổ răng bằng cách tiêm thuốc tê vào nướu hoặc gây tê toàn bộ hàm răng. Bạn cũng sẽ được cung cấp các thuốc an thần nếu cần thiết để giảm căng thẳng và lo lắng.
Bước 4: Nhổ răng khôn
Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để nhổ răng ra khỏi ổ răng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể phải cắt nướu, xương hoặc chia nhỏ răng khôn để dễ dàng nhổ hơn. Bạn sẽ chỉ cảm thấy áp lực nhẹ nhàng khi bác sĩ nhổ răng nhưng không đau.
>>> Sưng Chân Răng – Nguyên Nhân & Giải Pháp Khắc Phục
Bước 5: Khâu vết thương
Bác sĩ sẽ khâu vết thương bằng chỉ tan hoặc chỉ thường, tùy theo tình trạng của vết thương. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết thương, uống thuốc và ăn uống sau nhổ răng. Bạn cần tuân thủ các hướng dẫn này để phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng.
Bước 6: Tái khám định kỳ sau nhổ răng
Bạn cần đến tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng vết thương, rút chỉ và đánh giá kết quả điều trị. Bạn cũng cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau nhổ răng như chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, viêm xương ổ răng…
Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Thời gian phục hồi sau khi nhổ răng thường là khoảng 2 tuần. Một số trường hợp đặc biệt có thể hồi phục lâu hơn hoặc nhanh hơn tuỳ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc cũng như tay nghề bác sĩ nhổ răng.
Nhìn chung, sau quá trình nhổ răng khôn bạn sẽ cần chú ý những vấn đề sau:
- Cắn gạc tại chỗ trong vòng 30-45 phút sau nhổ răng để hình thành cục máu đông và ngăn chảy máu.
- Chườm lạnh lên má trong 10-20 phút mỗi lần để giảm đau và sưng. Sau 24 giờ, chuyển sang chườm ấm để kích thích tuần hoàn máu.
- Uống thuốc giảm đau và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để giảm viêm và nhiễm trùng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng cách đánh răng nhẹ nhàng, sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Ăn uống thức ăn mềm, dễ nuốt, không quá nóng, lạnh, cay, chua, ngọt, có ga, cồn và các chất kích thích khác.
- Tránh các hành động có thể làm tổn thương cục máu đông như hút thuốc, sử dụng ống hút, khạc nhổ, xì mũi, hắt hơi, mút chíp, nhổ vặt, đá lưỡi, chọc tay vào vết thương…
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng sau nhổ răng.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi khu vực nhổ răng xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Bài viết trên là những chia sẻ về có nên nhổ răng khôn hay không và những thông tin liên quan. Hãy liên hệ với AVA Dental để được tư vấn và thăm khám tình trạng răng miệng trước khi chọn phương pháp xử lý răng khôn phù hợp nhất với trường hợp của bạn.