Nguyên nhân chảy máu chân răng và cách xử lý hiệu quả

Chảy máu chân răng là tình trạng răng miệng khá thường gặp ở nhiều người. Nó có thể sẽ xảy ra ngay khi bạn đánh răng, dùng chỉ nha khoa hay khi đang cắn thức ăn. Vậy nguyên nhân chảy máu chân răng là gì, có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là tình trạng bạn bị chảy máu ở lợi, nướu răng. Tình trạng chảy máu có thể xuất hiện khi đánh răng, khi ăn và ngay cả khi không làm gì. Ngoài chảy máu ở phần chân răng, bạn có thể bị kèm theo một số triệu chứng như sưng nướu, hôi miệng, đau răng…

nguyên nhân chảy máu chân răng
Nguyên nhân chảy máu chân răng mà khách hàng cần biết.

Bác sĩ Minh Hoàng – Bác sĩ tại Nha khoa AVA Dental chia sẻ:

“Chảy máu chân răng không hẳn là bệnh mà có thể là một trong những triệu chứng của bệnh lý răng miệng. Các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu thường dẫn đến chảy máu chân răng. Vì vậy, bạn cần chú ý các dấu hiệu chảy máu chân răng, phát hiện sớm để có phương pháp điều trị kịp thời“.

Nguyên nhân chảy máu chân răng

Có nhiều nguyên nhân chảy máu chân răng mà không phải khách hàng nào cũng nắm rõ. Sau đây là những nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng:

Do bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý răng miệng phổ biến dẫn đến triệu chứng chảy máu chân răng bao gồm:

  • Viêm lợi: Tình trạng lợi sưng, viêm dẫn đến chảy máu chân răng chủ yếu do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, cao răng bám nhiều trên mặt răng.
  • Chấn thương lợi: Chấn thương thường gặp do bạn chà xát mạnh lên răng, lông bàn chải quá cứng hoặc bị va đập vào lợi dẫn đến chảy máu chân răng.
  • Răng mọc lệch: Hiện tượng răng mọc lệch ảnh hưởng đến khớp cắn khiến thức ăn thừa tồn đọng trong kẽ răng lâu ngày khiến lợi tổn thương. Bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ xử lý được vấn đề răng lệch lạc cho bạn một vẻ đẹp đáng mong đợi cho hàm răng của mình.
  • Sâu răng: Các bệnh lý về răng như sâu răng, tụt lợi khiến vùng răng quanh chỗ sâu dễ bị viêm gây chảy máu chân răng.
378511924 686036796888994 3991289706402731568 n

Nguyên nhân khác

Nguyên nhân chảy máu chân răng có thể không phải dấu hiệu bệnh lý răng miệng. Nguyên nhân sâu xa hơn đôi khi đến từ sức khoẻ hay bệnh lý của cơ thể. Một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Thiếu hụt vitamin K: Dẫn đến tình trạng cơ thể chảy máu khó ngừng lại khiến bạn thường xuyên bị chảy máu chân răng.
  • Bệnh lý về gan: Ảnh hưởng đến chức năng đông máu dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.
  • Thay đổi nội tiết tố: Giai đoạn phụ nữ mang thai hay tiền mãn kinh thường có hiện tượng chảy máu chân răng.
  • Tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường đa số bị tổn thương vùng răng, viêm lợi nặng nên dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng.

Hiện tượng chảy máu chân răng

Hiện tượng chảy máu chân răng đa số thường không quá nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này thường là do những thói quen xấu hàng ngày như nghiến răng, ăn thức ăn quá cứng, hút thuốc lá hay các bệnh lý răng miệng.

Bác sĩ Minh Hoàng chia sẻ thêm:

“Hiện tượng chảy máu răng miệng nguyên nhân phần nhiều do bạn đang mắc các bệnh lý răng miệng phổ biến như sâu răng, viêm lợi, tụt lợi… Bạn nên đến cơ sở nha khoa để khám và điều trị ngay các bệnh lý răng miệng để chấm dứt hiện tượng chảy máu chân răng đang gặp“.

Cách chữa chảy máu chân răng

Cách chữa chảy máu chân răng là điều mà rất nhiều khách hàng quan tâm khi gặp phải tình trạng này. Để chữa chảy máu chân răng, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Điều trị bệnh lý răng miệng: Nếu nguyên nhân chảy máu chân răng do các bệnh lý này, bạn cần đi khám và điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể cần uống thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc xử lý các vấn đề về răng như sâu răng, nứt răng, tiêu xương…
  • Dùng miếng gạc hoặc túi trà lạnh để áp vào vùng chảy máu: Bạn có thể dùng miếng gạc sạch thấm vào nước lạnh hoặc bao quanh viên đá và để vào vùng đang chảy máu, giữ chặt đến khi cầm máu. Hoặc bạn có thể dùng trà túi lọc ngâm vào nước lạnh và áp vào vùng chân răng đang chảy máu.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng hàng ngày, sử dụng chỉ nha khoa là cách giúp bạn hạn chế các vấn đề về răng miệng. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm khoảng 2-3 lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Bổ sung vitamin C và vitamin K: Vitamin C và vitamin K đều có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và phục hồi tổn thương lợi.

Cách phòng ngừa chảy máu chân răng

Có câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nếu chúng ta biết cách đề phòng chảy máu chân răng sẽ rất dễ để ngăn ngừa nó. Và để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số cách đơn giản như sau:

  • Vệ sinh răng miệng tốt: Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Súc miệng bằng dung dịch chứa hydrogen peroxide: Hydrogen peroxide là một chất khử trùng có thể giúp cầm máu, loại bỏ mảng bám và tăng cường sức khỏe của răng lợi.
  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến bạn dễ bị viêm nhiễm và bệnh nướu răng. Bỏ thuốc lá có thể giúp nướu răng lành và cầm máu.
  • Tăng cường bổ sung vitamin C và vitamin K: Vitamin C và vitamin K đều có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và phục hồi tổn thương lợi. Bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dâu tây, kiwi… và vitamin K như rau xanh, gan, trứng…
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để kháng khuẩn, làm sạch vết thương và giảm sưng tấy.

Bài viết trên là những nguyên nhân chảy máu chân răng. Nha khoa AVA Dental tự hào là một trong những cơ sở nha khoa thẩm mỹ hàng đầu tại Việt Nam. Nếu tình trạng này kéo dài bạn hãy liên hệ ngay với AVA Dental để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Viện Công Nghệ Nha Khoa Thẩm Mỹ AVA
Thay răng củ đổi răng mới

Bác sĩ Minh Hoàng – Bác sĩ tại AVA Dental chuyên khoa răng hàm mặt – Răng sứ thẩm mỹ, Veneer & Invisalign, Implant, với hơn 10000 giờ lâm sàng luôn hết lòng phụng sự vì sứ mệnh lấy lại sự tự tin và trao cho khách hàng nụ cười rạng rỡ.

AVA Dental sở hữu công nghệ máy móc, trang thiết bị hiện đại, cùng với đó là đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao. Nếu bạn có điều gì thắc mắc, hãy liên hệ qua HOTLINE của AVA Dental để được bác sĩ Minh Hoàng tư vấn, thăm khám.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ BÁC SĨ