Ngứa chân răng là một triệu chứng không thoải mái và khó chịu mà nhiều người đã từng trải qua. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong khoang miệng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, rất nhiều người chủ quan trước tình trạng này và khiến cho bệnh ngày một phát triển.
Để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh, bác sĩ tại AVA Dental chuyên khoa răng hàm mặt, bác sĩ Phạm Minh Hoàng sẽ chia sẻ cho người đọc thông tin về căn bệnh này.
Ngứa chân răng là bệnh gì?
Ngứa chân răng là tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở phần chân răng khi hoạt động hoặc đánh răng. Trong trường hợp nặng hơn, thời điểm sinh hoạt bình thường người bệnh cũng cảm thấy ngứa ngáy. Kèm theo ngứa chân răng, người bệnh cũng có thể bị ngứa nướu ở phần trên chân răng.
Nói về tình trạng này, bác sĩ Hoàng chia sẻ:
“Ngứa chân răng là triệu chứng xuất hiện khi răng miệng đang xuất hiện vấn đề hoặc mắc các bệnh nha khoa. Tôi đã gặp nhiều bệnh nhân chủ quan khi thấy ngứa ở chân răng, không đến khám mà tự chữa trị tại nhà. Đến khi đến nha khoa, tình trạng của các bệnh lý đã nặng hơn nhiều nên rất khó để điều trị”.
Triệu chứng ngứa chân răng
Triệu chứng phổ biến nhất của ngứa chân răng là cảm giác ngứa, kích thích hoặc khó chịu trong. Nó chỉ xảy ra ở một vùng hoặc vị trí nhất định, thường là quanh vùng chân răng và nướu bị tổn thương. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của ngứa chân răng:
- Bạn có thể cảm thấy một cảm giác như muốn cào hoặc gãi vùng xung quanh răng, nướu.
- Xuất hiện phản ứng nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn, nước lạnh hoặc các chất kích thích khác.
- Ngứa chân răng có thể gây ra một cảm giác khó chịu và làm mất tập trung trong các hoạt động hàng ngày.
- Nếu ngứa chân răng là triệu chứng của viêm nhiễm nướu, bạn có thể thấy sự sưng và đỏ ở vùng xung quanh.
- Trong một số trường hợp, ngứa chân răng có thể gây ra cảm giác đau nhức nhẹ nhưng kéo dài liên tục.
Bác sĩ Hoàng nói:
“Triệu chứng này gây ra rất nhiều bất tiện, khiến người bệnh không thể tập trung vào công việc. Nhưng mọi người lại không biết làm thế nào để cải thiện tình trạng này và rất bứt rứt. Vì vậy, bạn nên đến những cơ sở nha khoa uy tín để sớm được thăm khám và điều trị kịp thời”.
Nguyên nhân ngứa chân răng
Ngứa chân răng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể là triệu chứng của một căn bệnh hoặc do thói quen sinh hoạt không tốt. Vậy nên, bạn cần đến nha khoa để xác định đúng nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng ngứa chân răng:
- Mảng bám và vi khuẩn: Mảng bám tích tụ quanh vùng chân răng không được làm sạch và ngày càng dày lên. Vi khuẩn trong mảng bám gây kích ứng nướu và làm cho khu vực xung quanh răng trở nên ngứa ngáy.
- Viêm nướu: Vi khuẩn và mảng bám tích tụ quá mức có thể gây ra viêm nướu. Viêm nướu là một tình trạng nhiễm trùng, gây ra tình trạng sưng ngứa ở vùng mắc bệnh.
- Răng khôn: Khi răng khôn mọc lên, chúng có thể gây ra áp lực và kích thích khu vực xung quanh, dẫn đến ngứa chân răng.
- Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu có thể gây khô miệng và gây ra ngứa chân răng.
- Dị ứng và thay đổi hormone ở nữ giới cũng có thể gây ra hiện tượng này.
Cách trị ngứa chân răng
Bác sĩ Hoàng chia sẻ:
“Khi gặp những dấu hiệu ở trên, bạn phải đến nha khoa để kiểm tra và phát hiện nguyên nhân bệnh. Nếu ngứa chân răng là dấu hiệu của bệnh lý, bạn phải được điều trị để tránh chuyển biến xấu”.
Để điều trị, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện một trong các cách dưới đây:
- Bác sĩ nha khoa sẽ làm sạch mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng.
- Nếu ngứa chân răng do viêm nhiễm nướu, bác sĩ có thể chỉ định một quy trình điều trị nha khoa. Bạn có thể sử dụng thuốc kết hợp làm sạch sâu chân răng.
- Nếu ngứa chân răng là do răng khôn, bác sĩ đề xuất loại bỏ răng khôn để giảm áp lực và kích thích.
- Trong một số trường hợp, bác sĩ nha khoa có thể kê đơn thuốc như thuốc chống viêm hoặc kháng sinh. Đây là cách kiểm soát và giảm tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.
Ngoài những cách trên, bạn có thể giảm triệu chứng này bằng các mẹo nhỏ. Tuy nhiên, nó chỉ làm giảm ngứa chân răng chứ không thể chữa triệt để.
- Dùng nước muối sinh lý súc miệng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
- Thoa mật ong lên vùng răng ngứa hoặc ngậm ngụm nhỏ trong miệng.
- Trộn chanh với muối tình rồi thoa lên vùng nướu bị ngứa.
- Ngậm đá hoặc chườm đá nhẹ nhàng lên vùng thấy khó chịu.
Mối liên quan giữa bệnh ngứa chân răng và quá trình bọc răng sứ
Bọc răng sứ là một phương pháp để phòng ngừa các bệnh về răng miệng khá phổ biến. Răng sứ giảm các nguyên nhân gây bệnh viêm nhiễm nướu và ngứa chân răng do mảng bám. Nếu bạn bọc răng sứ từ sớm và chú ý cách chăm sóc, bạn gần như sẽ không mắc các bệnh lý nha chu.
Bác sĩ Hoàng nói:
“Bọc răng là cách ngăn ngứa chân răng nhưng đồng thời, nó cùng là một nguyên nhân gây ngứa. Có một vài trường hợp khi bọc răng không phù hợp với các nguyên liệu được sử dụng và gây ngứa nhưng sẽ hết sau một vài ngày. Có bệnh nhân không tìm đến trung tâm uy tín, bọc răng không đúng quy trình và gây ngứa chân răng rất khó chịu“.
Mối liên quan giữa bệnh ngứa chân răng và quá trình trồng răng Implant
Trong quá trình trồng răng Implant, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện phẫu thuật và can thiệp vào mô nướu. Sau quá trình cấy ghép Implant, có thể xảy ra sưng, đau và ngứa chân răng trong khu vực xung quanh Implant. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và thường tạm thời. Trong một số trường hợp, ngứa chân răng do phản ứng dị ứng với vật liệu được sử dụng trong quá trình trồng răng Implant.
Cách phòng ngừa
Vệ sinh răng miệng đúng cách là lời tôi luôn nói với bệnh nhân của mình. Nếu bạn chú ý, bạn không bao giờ mắc bệnh nha khoa chỉ bằng những hoạt động nhỏ thường ngày.
Ngoài ra, một số cách phòng ngừa triệu chứng ngứa chân răng dưới đây:
- Súc miệng với dung dịch chứa fluoride hoặc nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám.
- Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và thức uống có đường, chứa cafein hoặc có ga. Nó gây tổn thương men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng giúp duy trì sức khỏe răng miệng.
- Hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích gây tổn thương nghiêm trọng răng và nướu. Bạn nên tránh không sử dụng những chất kích thích như thuốc lá điện tử, cà phê,…
- Quan trọng nhất là thực hiện kiểm tra nha khoa định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề nha khoa.
- Đánh răng hai lần mỗi ngày trong ít nhất hai phút, sử dụng bàn chải răng mềm để không làm tổn thương nướu. Đảm bảo bạn vệ sinh cả bề mặt ngoài, bề mặt trong và bề mặt nghiêng của răng.
Ngứa chân răng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy nên, bạn phải chú ý trong cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng, chọn một nha khoa uy tín để khám định kỳ.
Nha khoa AVA Dental là trung tâm nha khoa được nhiều bệnh nhân tin tưởng và khẳng định về chất lượng. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0366.336.051 để đặt lịch khám và được chuyên gia tư vấn.
Tham khảo thêm: Viện Công Nghệ Nha Khoa Thẩm Mỹ AVA