Răng sứ bị hở là tình trạng có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân. Khi răng sứ bị hở chân răng sẽ dẫn đến đau nhức và khiến bạn dễ mắc phải những bệnh lý về răng miệng. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu răng sứ bị hở và cách khắc phục hiệu quả nhất trong bài viết sau đây.
Dấu hiệu răng sứ bị hở cần can thiệp
Bọc răng sứ là biện pháp phục hồi răng hư tổn được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đây là chính là kỹ thuật nha khoa được ứng dụng rất nhiều trong việc khắc phục nhược điểm của răng thật như răng xỉn màu, răng nứt vỡ, xô lệch nhẹ. Tuy nhiên, răng sau khi bọc sứ có thể bị hở dẫn đến nhiều hệ luỵ về tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.
Những dấu hiệu răng sứ bị hở bạn có thể dễ dàng nhận thấy như sau:
- Vùng tiếp giáp giữa răng sứ với nướu xuất hiện khe hở: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất, bạn chỉ cần nhìn vào gương hoặc dùng lưỡi chạm vào chân răng là có thể cảm nhận được khe hở này.
- Xung quanh chân răng có những vệt đen mờ: Đây là dấu hiệu thường gặp ở những người lắp mão sứ kim loại. Nếu bạn đang bọc răng sứ kim loại sẽ rất dễ gặp phải tình trạng này do kim loại kích thích quá trình oxy hóa.
- Nướu bị tụt làm lộ cùi răng sứ bên trong: Đây là dấu hiệu của việc mài cùi răng quá nhiều khiến chân răng bị tổn thương và suy yếu. Khi nướu tụt xuống, phần cùi răng sẽ bị lộ ra và gây mất thẩm mỹ.
- Cảm giác cộm, đau nhức, ê buốt khi ăn nhai: Đây là dấu hiệu của việc răng sứ không khớp với hàm hoặc cùi răng bị kích ứng do vi khuẩn xâm nhập. Khi ăn đồ ăn nóng lạnh hoặc cắn thức ăn, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và đau nhức.
- Thức ăn dễ giắt vào kẽ chân răng gây hôi miệng, khó chịu: Đây là dấu hiệu của việc bọc răng sứ sai tỷ lệ khiến các kẽ răng không còn phù hợp với khoảng sinh lý thông thường. Khi ăn uống, các mảnh vụn thức ăn có thể giắt vào kẽ răng và gây ra các bệnh lý răng miệng.
Bác sĩ Minh Hoàng – Bác sĩ chuyên khoa tại AVA Dental chia sẻ:
“Khi bạn nhận thấy những dấu hiệu răng sứ bị hở kể trên, điều đầu tiên là cần xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có biện pháp xử lý phù hợp. Hãy đến địa chỉ bọc răng sứ uy tín để thăm khám và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ để có cách điều trị phù hợp càng sớm càng tốt”.
Nguyên nhân nào khiến răng sứ bị hở chân?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu răng sứ bị hở. Một số nguyên nhân tiêu biểu như sau:
- Kỹ thuật bọc răng sứ không chuẩn xác, mài răng quá nhiều hoặc sai tỷ lệ, làm xâm lấn vào cấu trúc của răng thật.
- Răng sứ chế tác sai kích thước, không khớp với hàm hoặc không ôm sát vào nướu.
- Răng sứ chất lượng kém, dễ bị mòn, vỡ hoặc bong tróc.
- Keo dán sứ kém chất lượng, không bám dính tốt hoặc bị oxy hóa.
- Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, để thức ăn giắt vào kẽ răng và gây viêm nhiễm.
Tác hại khi răng sứ bị hở chân
Ngoài tìm hiểu những dấu hiệu răng sứ bị hở, mọi người còn thường băn khoăn về tình trạng hở chân răng sứ có nguy hiểm không. Nhìn chung, những tác hại khi răng sứ bị hở chân phải kể đến như:
- Mất thẩm mỹ: Chân răng bị hở khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.
- Gây hôi miệng: Khe hở ở chân răng chính là môi trường thuận lợi mà vi khuẩn có thể tích tụ lâu ngày dẫn đến tình trạng hôi miệng và các bệnh lý nha chu.
- Gây đau nhức, ê buốt, cộm cứng khi ăn nhai: Khi chân răng bị hở, phần cùi răng nhạy cảm hơn, lực ăn nhai vì đó mà kém dần. Bạn dần không ăn được các món có độ cứng cao, cảm giác cộm chứng gây ê nhức khó chịu.
- Gây viêm nhiễm, tụt nướu, mất răng: Khi răng sứ bị hở, vi khuẩn sẽ dễ dàng tiến vào phía bên trong cùi răng thật và làm suy yếu chân răng khiến phần chân răng bị lung lay lâu dần dẫn đến mất răng.
Bác sĩ Minh Hoàng chia sẻ:
“Răng sứ bị hở sẽ khiến bạn gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan đến răng miệng như hôi miệng, đau nhức răng và gặp khó khăn khi ăn uống. Nếu không điều trị sớm, tình trạng răng ngày càng nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến tình trạng mất răng rất nguy hiểm”.
Cách khắc phục tình trạng răng sứ bị hở
Khi có dấu hiệu của răng sứ bị hở, khách hàng thường sẽ đặt ra câu hỏi về cách khắc phục tình trạng này. Cách khắc phục còn tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cụ thể như sau:
- Nếu bị hở do nướu và răng thật kích ứng với chất liệu mão sứ sẽ phải làm lại răng sứ mới có vật liệu tốt hơn.
- Nếu do kỹ thuật bọc răng sứ không chuẩn xác, mài cùi răng quá nhiều hoặc sai tỷ lệ, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại kích thước của cùi răng và chế tác lại mão sứ cho phù hợp.
- Nếu do răng sứ chế tác sai kích thước, không khớp với hàm hoặc không ôm sát vào nướu, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm và chế tác lại mão sứ mới với tỷ lệ chuẩn xác.
- Nếu do răng sứ chất lượng kém, dễ bị mòn, vỡ hoặc bong tróc, bác sĩ sẽ thay mới mão sứ bằng loại chất lượng cao hơn.
Bác sĩ Minh Hoàng đưa ra lời khuyên:
“Tại nha khoa AVA Dental, tôi cũng nhận được rất nhiều trường hợp bọc răng sứ bị hở do thực hiện ở những cơ sở không đảm bảo chất lượng. Để giảm thiểu tối đa tình trạng răng sứ bị hở, bạn nên đến những cơ sở nha khoa uy tín để tiến hành phương pháp bọc răng sứ. Tránh tâm lí “ham rẻ” mà dẫn đến hậu quả “tiền mất, tật mang”.
Hy vọng với những chia sẻ chi tiết trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề răng sứ bị hở. Nếu bạn đang gặp những dấu hiệu răng sứ bị hở, hãy liên hệ với AVA Dental để được kiểm tra miễn phí về tình trạng răng miệng và tư vấn giải pháp chữa trị kịp thời.
Xem thêm: Viện Công Nghệ Nha Khoa Thẩm Mỹ AVA